Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm

10:58 CH |
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 1
Món kim chi dưa leo giòn rụm
Nguyên liệu:
- 6-7 trái dưa leo (chọn quả dưa ngắn, tươi non)
- 4 chén nước
- 4 muỗng canh muối ăn
- 1 nhúm lá hẹ xắt nhỏ
- 1/2 củ hành tây xắt mỏng
- 2 chén củ cải Hàn Quốc xắt sợi mỏng (có thể thay thế bằng củ cải trắng)
- 6 con tôm nhỏ đã lột vỏ
- 2 muỗng canh cơm nguội
- 3 tép tỏi, 1 miếng gừng đã gọt vỏ rửa sạch
- 1 muỗng canh đường, 1/3 chén ớt bột Hàn Quốc, 4 muỗng canh nước mắm ngon.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 2
Cách làm: 
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 3
Bước 1: Cắt bỏ hai đầu núm rồi bổ quả dưa làm đôi. Dùng dao xẻ dọc quả dưa thành hình chữ thập. Lưu ý không cắt rời mà nên chừa khoảng 1cm để có thể nhồi nhân vào giữa, cũng như cần thao tác cẩn thận tránh miếng dưa bị đứt lìa ra. Bạn có thể để nguyên quả nếu dưa ngắn, hoặc cắt thành từng khúc dài khoảng 3 - 4cm.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 4
Bước 2: Cho ít muối vào nồi nước sạch, sau đó đun sôi và đổ phần nước sôi này vào thau đựng dưa. Ngâm dưa trong nước nóng khoảng 45 phút để dưa mau ngấm và vẫn giữ được độ giòn sau khi chế biến.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 5
Bước 3: Trộn 1/4 chén nước cùng với tôm, cơm nguội, tỏi, gừng vào máy xay sinh tố và xay nghiền cho thật nhuyễn.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 6
Bước 4: Chế biến nhân kim chi bằng cách cho củ cải, hành tây, hẹ, ớt bột, nước mắm, đường vào một tô lớn rồi trộn đều tay. Cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào trộn đều tới khi ớt lên màu đỏ đẹp và gia vị thấm sâu vào nhân.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 7
Bước 5: Sau khi ngâm 45 phút, rửa sơ dưa lại với nước lạnh, vớt dưa ra và xếp lên khăn giấy cho ráo nước.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 8
Bước 6: Nhẹ nhàng tách dưa ra, bỏ nhân vừa trộn vào giữa. Bôi các kẽ đã chẻ của quả dưa cho thấm đều gia vị. Tiếp tục phết đều phần nhân ra ngoài quả dưa. Làm lần lượt với toàn bộ số dưa đã chuẩn bị.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 9
Bước 7: Xếp dưa vào trong hộp đậy nắp lại và cho vào tủ lạnh, Nếu muốn dưa nhanh chua, bạn nên để bên ngoài khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi đặt vào tủ lạnh. Chỉ khoảng sau 1 ngày chế biến là món kim chi dưa leo đã có thể dùng được.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 10
Kim chi dưa leo là một trong những món ăn rất phổ biến trong ẩm thực Hàn Quốc. Màu xanh bóng của quả dưa và lá hẹ hòa lẫn cùng màu đỏ tươi của ớt Hàn Quốc, màu vàng của gừng và mè tạo nên một món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 11
Cắn một miếng kim chi dưa leo, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn và mát rượi của dưa leo hòa cùng vị cay, ấm nồng của ớt và gừng, vị béo của hạt mè, vị thơm của lá hẹ, vị ngọt thanh của củ cải… Để rồi sau khi ăn một lần, có thể bạn sẽ vẫn còn thòm thèm muốn ăn mãi không thôi.
Ngon cơm ngày nắng với kim chi dưa leo giòn rụm - 12
Kim chi vốn rất giàu vitamin, nhiều chất xơ cũng như chứa các men vi khuẩn có ích cho đường ruột, cùng với tính hàn của dưa leo giúp món kim chi dưa leo trở thành 1 trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực xứ Hàn, và cũng rất thích hợp với món cơm cho nhiều gia đình Việt trong ngày nắng nóng.

Nguồn: 24h.com.vn
Read more…

Các món đặc sản từ “con sida”

10:58 CH |

 

Các món đặc sản từ “con sida” - 1

Từ cách chế biến đến cách ăn cầu gai đều rất công phu

 

Giá bình dân

Cầu gai (còn gọi là nhum, nhím biển, chôm chôm) là động vật thuộc loài nhuyễn thể, có họ với trai, sò và sống thành “thảm” ở các ghềnh đá ven biển và hải đảo Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Phú Quốc (Kiên Giang)… Vì nó có hình cầu gai nên ngư dân gọi đùa là “con sida”. Ra biển mà giẫm phải nó, bị sây sát da thịt thì đau nhức vô cùng. Thế nhưng “con sida” đang là đặc sản quý bị săn lùng làm món ăn cho dân nhậu.

Các món đặc sản từ “con sida” - 2

Cầu gai hay còn gọi là "con sida"

Theo ngư dân Vũ Văn Tuấn (Hoài Nhơn, Bình Định), mùa khai thác cầu gai từ cuối tháng 2 đến tháng 7 (âm lịch) - cũng là mùa sinh sản của nó và khi có mưa giông, sóng to gió lớn là dứt vụ. Săn bắt cầu gai dễ vì nó sống thành “thảm” trong hốc đá dọc những ghềnh đá ven bờ biển nước ấm, lẫn rong rêu. Càng gần cuối mùa, cầu gai càng chắc thịt và càng bị săn bắt nhiều. Việt Nam có nhiều loại cầu gai: Cầu gai mỡ, cầu gai ta, cầu gai sọ… loại nào gai cũng nhọn hoắt, dài 2- 10cm chi chít, bắn rất mạnh và xa tới vài gang tay.

Cầu gai ngon phải còn sống và tươi, còn cả vỏ giá mới cao, một con cầu gai loại lớn (to bằng quả cam sành nhưng dẹp, dày chừng đốt tay) bán tại chỗ cho nhà hàng là 8.000 đồng/con, nhỏ hơn thì 5.000 đồng/con, loại không còn vỏ thì giá thấp hơn nhiều. Chính vì giá bình dân nên dân nhậu gần đây rất ưa chuộng món quà từ biển này.

 

Ăn thế nào thì ngon nhất?

Ăn cầu gai chế biến lắm công phu từ khâu làm thịt, tới chế biến và cách ăn.

Trước kia Phú Quốc rất nhiều cầu gai, nhưng vì thấy chúng có hình thù kỳ dị nên ngư dân sợ độc, không dám ăn. Năm 2000, đầu bếp Tư Lừa của quán Gió Biển thấy đôi khỉ nuôi dùng đá đập vỏ để ăn phần ruột cầu gai, rồi có khách Nhật Bản, Pháp ngỏ ý muốn ăn cầu gai, anh mới học làm món cầu gai ăn sống chấm chanh ớt, mù tạt.

Các món đặc sản từ “con sida” - 3

Món cầu gai ăn sống

Sau này ngư dân mua cầu gai tươi sống về rửa sạch hết rong rêu, dùng dao bổ đôi rồi lấy cật tre mỏng nạo ruột, tách thịt, loại bỏ tạp chất là ăn sống luôn. Món này theo lời đồn đại của ngư dân thì ăn vào sẽ tạo nên sinh lực cường tráng, "ông ăn mà bà khen".

Các món đặc sản từ “con sida” - 4

Cầu gai nướng mỡ hành 

Mặc dù bên ngoài tua tủa gai nhưng trong thân lại là lớp thịt vàng ươm, gồm 12 múi cả trứng cả thịt. Con béo múi thịt đầy, màu tơ mỡ màng. Cầu gai ngon nhất là làm sạch rồi nướng trên bếp than hồng, chỉ một lúc là thơm phức, rắc thêm chút mỡ hành thì khỏi chê.

Ngư dân miền Trung thường kho cầu gai với trứng vịt hoặc chưng cách thủy để ăn cơm. Món chả cầu gai ăn một lần không thể quên được. Cách làm đơn giản là cho thịt cầu gai vào tô lớn, thêm tiêu, hành, nước mắm rồi đánh nhuyễn, đổ vào chảo dầu rán vàng ruộm, bốc mùi thơm, vớt ra, để ráo. Ăn cùng bánh đa (bánh tráng dày, có vừng), rau sống, chuối chát xắt mỏng.

Nhưng ngon nhất là mắm cầu gai có ở Quảng Ngãi, Bình Định. Anh Lê Văn Nhượng, chủ nhà hàng nổi Hoa Quỳnh (Quy Nhơn, Bình Định) chia sẻ cách làm mắm từ cầu gai là: Cho thịt cầu gai vào khạp đất, rải muối (không nhiều muối vì mất hương vị) và tiêu rồi đậy nắp kín. Để tạo mắm có hương vị riêng đặc sắc thì chỉ dùng tỏi và tiêu nguyên hạt. Rồi đem vùi vào bếp tro hoặc để nắng từ 10 đến 15 ngày là có mắm – thứ chất đặc sền sệt màu hồng đỏ ăn với thịt rọi cuốn bánh tráng, rau sống. Ngày mưa bão thức ăn khan hiếm, chỉ cần cơm trắng và đĩa mắm kèm với rau sống rất ngon cơm.

Các món đặc sản từ “con sida” - 5

Cháo cầu gai

Sách “Đại Nam nhất thống chí” (tập II, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội, 1970) có viết: “Mắm nhum (cầu gai) là sản vật ở các đảo ngoài biển. Khoảng đời Minh Mạng, đặt hộ mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm nhum”. Mắm nhum thời ấy là thổ sản ở Quảng Ngãi triều đình đặt “hộ” và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay. Vì lẽ này mắm nhum còn được gọi là "mắm tiền" hoặc "mắm tiến".

Nhưng ThS.BS Trần Thuấn, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội cho biết, trong sách thuốc của giáo sư Đỗ Tất Lợi không có thông tin nói về ăn cầu gai sẽ tăng cường bản lĩnh đàn ông - đó chỉ là kinh nghiệm dân gian, còn khoa học thì chưa có nghiên cứu và kiểm nghiệm.

Theo kinh nghiệm của các ngư dân đi biển lâu năm, cầu gai rất dễ gãy gai, mỗi gai bao bọc bởi những lớp tế bào hạch tiết ra một dịch có chất độc. Nếu bị cầu gai bắn, gai gãy lại trong da thường gây biến chứng, vết thương sau khi bị gai đâm sẽ đau, sưng, khó chịu, khỏi rồi lại tái phát, phải dùng kháng sinh, thuốc giảm đau nếu không hiệu quả sẽ phải giải phẫu. Triệu chứng dính gai thường đau nhói, nhức và vùng da, thịt bị đâm sưng đỏ, vài phút sau sẽ có cảm giác tê và bắp thịt bị bại, khó thở… kéo dài cả giờ, nhưng chưa xảy ra trường hợp tử vong.

Khi bị gai cầu gai đâm: Dùng nhíp gỡ các mảnh gai mắt nhìn thấy. Không nên nặn gai hay đè trên vết đâm vì sẽ không lấy ra được hoặc dùng dao cạo để cạo nhẹ vùng da bị gai đâm (gỡ gai nhằm ngăn độc chất tiếp tục tiết ra). Nếu gai đâm sâu vào da, nhất là gần khớp xương, sợi thần kinh và mạch máu thì phải tới cơ sở để được xử lý.

 

Nguồn: 24h.com.vn
Read more…

Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore

10:57 CH |
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 1
Cơm gà không phải là món ăn truyền thống chính thức của Singapore nhưng lại rất phổ biến ở đây. Đầu tiên, gà được luộc lấy nước. Sau đó, nước gà này sẽ được dùng để nấu cơm. Thành quả là món cơm thơm phức, bổ dưỡng rất hợp với gà luộc.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 2
Cua xả ớt là một món ăn quốc gia khác của Singapore. Món món này được phủ trên bề mặt bằng nước sốt cà chua - ớt. Khi ăn cua xả ớt, người ta thường bỏ vỏ cua và tước thịt cua trước tiên. Sau đó, người dùng mới thưởng thức đến nước súp với bánh bao.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 3
Laksa là một món ăn đặc trưng của Singapore. Katong Laksa là một món súp cá Peranakan (một dân tộc thiểu số) gồm mì gạo được nấu với nước sốt dừa đậm đặc và có gia vị. Món súp này có thể bỏ thêm hải sản như tôm, mực và bánh dẹt làm bằng cá nấu chín với khoai tây.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 4
Char kway teow là một món đặc trưng khác của Singapore. Món này được làm từ mỳ xào với xì dầu, ớt, tôm, cua, sò hến và rau thơm.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 5
Món chai Tow Kuay có vị ngọt như vị cà rốt nên gọi là bánh cà rốt. Bánh này được cắt thành từng miếng nhỏ và được nướng với nước xì dầu, trứng, rau và nước mắm. Một món béo ngậy và ngon lành.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 6
Món stingray nướng với ớt sambal là một món ngon khác của Singapore. Stingray được phủ một lớp tương ớt, được bọc bằng lá chuối đã rửa sạch, và được nướng cho tới khi có hương vị cháy, thơm và ngon.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 7
Món Fried Hokkien Mee được làm từ những sợi mì trứng vàng dày và mì gạo được nấu với nước xuýt hải sản và ở trên có tôm, mực, thịt rọi và mỡ lợn. Người dân Singapore thích thêm tương ớt để tăng vị của món ăn.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 8
Bánh mì nướng kaya là món ăn sáng của Singapore. Những chiếc bánh mì được nướng qua than củi, và sau đó được dùng với kaya (mứt dừa được làm từ dừa, sữa và đường). Bánh mì kaya thường được dùng với cà phê và trứng luộc mềm. Bạn có thể thêm xì dầu và hạt tiêu vào trứng, sau đó cho bánh mì nướng kaya vào café nóng.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 9
Món thịt xiên nướng. Thịt xiên nướng thường là thịt gà hoặc thịt cừu, và ăn kèm với dưa chuột để tủ lạnh và hành và một ít nước dầu vừng ngọt.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 10
Món tôm nướng thơm ngon
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 11
Bánh đậu đỏ ngọt – món ăn vặt khá ngon ở Singapore
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 12
Thạch mùa xuân với các hạt IQ là món tráng miệng ngọt ngào galentin gồm đá, nước si-rô, và thạch.
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 13
Otak-otak là một loại bánh cá chiên trộn với nước cốt dừa, ớt, và gia vị được bọc trong lá chuối, và được nướng trên than. Đây được gọi là món Peranakan truyền thống (một dân tộc thiểu số của Singapore).
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 14
Khoai nướng và bánh sắn là những món ăn vặt phổ biến ở Singapore
Những món ăn đường phố đặc sắc ở Singapore - 15
Bánh nhân dứa là một món tráng miệng truyền thống của dân tộc Peranakan, Singapore

Nguồn: 24h.com.vn
Read more…

Món ngon và chất quê xứ Nghệ

10:56 CH |
...Một vùng đất quê hương nhiều gian truân vất vả, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, nhưng được cái rất giàu nhân nghĩa, giàu tình người và lòng mến khách với những đặc điểm ưu việt có tính cách vùng miền địa phương mà khó nơi mô có được.
Với người dân vùng quê xứ Nghệ, họ có một hệ thống ngôn ngữ địa phương vô cùng phong phú. Mới đầu tôi nghe chỉ biết mỉm cười mà không hiểu chi cả …! Cái đầu gối họ kêu là "trùc cúi", cái sân thì gọi là cái "cươi", cái chén gọi là cái “đọi”…
Có chúng tôi về thăm nhà, để chuẩn bị cho bữa cơm, Thầy (bố) của bạn làm thịt con chó khá lớn, khoảng mười mấy ký hơi, rồi cho con đi mời bà con họ hàng và cả xóm đến dùng bữa. Ở quê, trong vườn nhà nào cũng trồng nhiều rau sạch không lo sợ hóa chất như: rau muống, rau cải, rau diếp, rau thơm, lá mơ, riềng, sả ,mướp, bí; cây ăn quả nào chuối, nào roi, ổi cam bưởi.
Những căn nhà ba gian gian, 4, 5 phòng rộng thênh thang tha hồ thoải mái đi lại, phía trên cột kèo là những cái “chạn” lót ván hoặc tấm phên đan bằng tre, để khi lũ dâng cao có chỗ cất đồ đạc, lúa má, đậu lạc, ngô khoai… cũng là “chỗ” mỗi khi lũ kéo về cho cả nhà leo lên đó “tá túc”, cơn lũ này chưa rút hết đã có cơn lũ khác kéo đến, có khi họ phải ở cả hàng tuần hàng tháng mới dọn xuống.
Không như ở Thành phố nơi tôi sinh sống, hàng xóm láng giềng ở đây sống chan hòa hết sức nghĩa tình, thấy có người lạ mọi người chạy tới ân cần hỏi han, thay nhau bắt chuyện suốt ngày. Người quê nên tấm lòng cũng hết sức thật thà chân quê, giọng nói xứ Nghệ nằng nặng nhưng nghe thật ấm cúng chất chứa bao tình cảm thân thương.
Ở cái xứ này nhà nào cũng đông con cái, nhà nào ít nhất cũng tầm bốn đến năm đứa, một hoặc hai, ba là rất hiếm, còn nữa là gần cả chục, có đôi nhà cá biệt gần cả tá … cả đại gia đình đông con lắm cháu, có khi phải ở chơi cả tháng may chi mới nhớ được hết tên của những người trong một đại gia đình.
Bữa cơm gia đình xen lẫn cả xóm giềng khoảng bốn năm chục người, chẳng bàn chẳng ghế, trải chiếu dưới đất ngồi quây quần thành một vòng tròn lớn, người lớn 1 cỗ, trẻ con 1 mâm. Rau rợ trong vườn, cá vớt dưới ao nấu nồi canh “nhút đậu”, gạo thơm cơm trắng, cộng thêm con cầy mấy món, tất cả đều là “cây nhà lá vườn”, một khung cảnh mà lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến.
Các món ăn nấu theo kiểu thôn quê dân dã, không chút cầu kỳ nhưng lạ miệng và ngon ơi là ngon…Trong đó tôi ấn tượng vô cùng bởi cái món mà dân xứ Nghệ gọi là “lòng thuôn” xúc bánh tráng ăn kèm lá mơ được dùng làm món “khai vị” nhâm nhi với ly rượu gạo cay nhẹ nhưng thấm đẫm nghĩa ân tình.

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 1

Lòng thuôn xúc với bánh tráng ăn kèm lá mơ
Mẹ bạn dành riêng cho tôi một đĩa nhỏ “lòng thuôn” để ngay trước mặt, tôi vừa thưởng thức vừa nhẩn nha cảm nhận hương vị độc đáo của món ăn đặc trưng lạ lẫm này, cả nhà cứ giục tôi ăn nhanh để còn ăn món khác, liếc mắt nhìn chung quanh tôi mới biết “lòng thuôn” là món quá ư “đắt khách”, đĩa nào dĩa nấy đã sạch bách từ lúc nào.
Tôi tò mò hỏi chị gái bạn cách thức chế biến món ăn này. Với nụ cười hiền hậu đầy thân thiện, chị hỏi “ Có ngon không em?” Chị nói “ Ở quê chị! Ai cũng thích ăn món này. Làm thịt con chó, món này là món ngon nhất đó em.
Chỉ cần lấy nguyên bộ lòng chó làm sạch sẽ, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn gia giảm muối, tiêu, ớt hiểm, mắm tôm, mì chính, chút xíu đường, mấy củ sả, mấy củ riềng băm nhỏ, muốn cho “dậy mùi” thêm chút sa tế, chút ngũ vị hương … trộn đều ướp khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
Sau đó đổ dầu vào chảo chờ dầu nóng phi sả, hành, tỏi băm nhuyễn cho thơm vàng rồi đổ lòng đã băm nhuyễn vào xào chín, cộng thêm mớ bắp chuối bào mỏng, lá rau má, mớ lá mơ, tất cả đều băm nhuyễn vắt kiệt nước.
Khi xào lòng chín, để lửa thật lớn cho các loại rau vào đảo nhanh cho đến khi thật khô nước trong chảo, tiếp tục cho huyết chó vào đảo đều cho huyết chín, nêm nếm cho vừa ăn và nhắc chảo xuống cho một nắm lạc rang giã dập vào trộn đều, là đã có món ăn rất ngon. Chị cho biết món “độc quyền” này chỉ có người dân quê chị mới biết nấu và được người dân nơi đây liệt kê món này vào danh sách món ngon của xứ Nghệ.

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 2

Lòng chó băm nhỏ xào chín

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 3

Rau má, lá mơ, bắp chuối băm nhỏ

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 4

Lòng xào chín cho rau vào đảo đều

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 5

Đun lửa lớn cho khô hết nước

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 6

Cho huyết chó vào đảo đều

Món ngon và chất quê xứ Nghệ - 7

Nêm nếm vừa ăn nhắc xuống cho đậu phụng rang giã dập trộn đều múc ra đĩa
Bạn đưa tôi đến thăm ngôi trường THPT trước đây bạn từng theo học, tôi không khỏi ngạc nhiên khi trước mặt tôi toàn dãy 3 tầng khang trang hoành tráng, sân bãi rộng mênh mông ... lúc ấy tôi mới chợt hiểu thì ra xứ Nghệ nghèo nhưng dồn hết tâm sức cho việc học của con em, học sinh xứ Nghệ nổi tiếng hiếu học và tôi cũng “thôi” thắc mắc vì sao con em xứ Nghệ học hành đỗ đạt nức tiếng bao đời!
Đi thăm tất cả những gia đình người thân của bạn, một điều làm tôi chú ý nhất đó là vào bếp nhà nào cũng có “Hũ” cà muối, vài ba lon “nhút ngọn đậu muối” để dành xào hoặc nấu canh ăn quanh năm, là một loại thực phẩm luôn gắn bó với người dân xứ Nghệ mà không nơi mô có được ! nên mới có câu ca dao "Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương".
Bạn tôi kể, ở đây thời tiết rất “khắc nghiệt” mùa hè "nắng cháy da cháy thịt", cái nóng cả bốn chục độ là chuyện bình thường chỉ muốn trốn trong nhà cho mát, nhưng người dân xứ Nghệ vẫn đội nón ra đồng chăm lúa, chăm khoai, bao nhiêu em bé cứ phơi mình đi chăn trâu cắt cỏ dưới cái nắng khủng khiếp ấy.
Tôi đến chơi vào mùa Đông cũng bắt đầu nhen nhúm cái "lạnh thấu xương, cắt da cắt thịt", mấy ngày đầu chưa quen khí hậu, buổi sáng thức giấc không buồn dậy, co ro trong chăn níu thêm chút hơi ấm, có dậy cũng sà ngay vào bếp lửa sưởi ấm, thế mà cả nhà đã ra đồng từ lúc nào trên đôi chân trần đi trong bùn để làm đất gieo mạ, các em nhỏ vừa chăn trâu vừa cắt cỏ mặc cho gió rét lùa tím tái môi miệng!
Mỗi bữa sáng ban mai mặc cho giá rét, thức giấc vươn mình thật thoải mái dưới ánh nắng bình minh, nghe tiếng chim ríu rít trên buồng cau hay nơi ngọn tre chung quanh làng. Đứng trước cánh đồng xanh ngát mênh mông, con đường làng xa tít tắp, con đê đầy nước ăm ắp, dòng sông Lam hiền hòa lặng lờ trôi nhưng cũng vô cùng dữ dội mỗi khi lũ về.
Cuộc sống nơi quê bạn thật êm đềm trầm lặng, không gian rộng rãi thoáng đãng! Tôi cảm thấy trong lòng thật bình yên và dễ chịu, không như nơi Thành phố ồn ào tấp nập, xe cộ người ngợm đông như kiến cỏ, ngột ngạt đến khó thở.

Nguồn: 24h.com.vn
Read more…

"Thu phí vào phố cổ Hội An - Thật kỳ cục!"

10:36 CH |

Ngay sau khi TripAdvisor, một diễn đàn về du lịch có uy tín, đăng tải thông tin rằng chính quyền thành phố Hội An quyết định thay đổi chính sách thu phí thăm quan phố cổ Hội An với mức phí chung là 120.000 VND (khoảng 6 USD) ngay từ khi du khách bắt đầu bước chân vào khu vực này, rất nhiều du khách nước ngoài đã ngay lập tức phản ứng. Hầu hết đều tỏ ra thất vọng và không đồng tình với việc thu phí trên.

Du khách thất vọng khi Việt Nam thu phí vào phố cổ Hội An

Nhiều người tỏ ra tức giận và cho biết sẽ tìm những điểm du lịch khác thân thiện hơn. Một người có tài khoản tên là Timmyruss từ Thái Lan viết: “Thông tin này nghe có vẻ như một trò đùa. Thật đáng buồn cho những người phụ trách du lịch Việt Nam, dường như tiền là mối quan tâm duy nhất của họ. Thu phí gấp đôi đối với du khách nước ngoài vào các khu nhà cổ còn chưa đủ, giờ họ lại còn thu phí ngay khi vào phố cổ. Có nhiều nơi đẹp hơn và hiếu khách hơn nhiều”.

Nhiều người cho rằng đây là một mức phí quá đắt. Nickname Harrycat10 viết: “Nếu gia đình gồm 4 thành viên của tôi ở Hội An một tuần và đi tới đó khoảng 10 lần thì sẽ phải mất tới 240 USD tiền phí”.

Đường phố được cho là vắng vẻ do Hội An quyết định thu phí

Một du khách Anh cho biết: “Đắt hơn nhiều so với giá vé 1 euro/ngày để vào tham quan một thành phố như Rome, Italia. Họ đang nghĩ gì về Hội An vậy?... Tôi mong các du khách sẽ tẩy chay Hội An trước khi biết được rõ khoản tiền phí này sẽ được dùng để làm gì”.

Những du khách yêu mến Hội An ngoài việc tỏ ra thất vọng họ còn đưa ra lời khuyên rằng thu phí là một quyết định không sáng suốt, vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc chi tiêu của du khách khi tới đây.

Một du khách người Australia nói: “Chúng tôi thường nghỉ ở Hội An khoảng 3 tuần mỗi năm, việc thu phí này sẽ làm thay đổi cách chúng tôi tận hưởng và chi tiêu ở đây. Chúng tôi thường ăn ở những nhà hàng khác nhau, tiêu khá nhiều tiền trong các cửa hàng, uống cà phê và nhiều thứ lặt vặt khác.. Đây là một quyết định không sáng suốt”.

Một du khách khác từ Úc cho rằng: “Câu hỏi là: Liệu Việt Nam có còn muồn có nhiều khách du lịch hay không? Hiện tại Việt Nam chỉ có khoảng 5,5 triệu du khách mỗi năm. Trong khi đó, các nước láng giềng như Thái Lan có 57 triệu, Malaysia có 24 triệu, Campuchia có 7 triệu và Singapore có 35 triệu.

Việt Nam vốn đã là một trong những nước thu phí visa cao nhất ở châu Á và bây giờ lại thu phí cả việc vào một “khu phố”.. Quyết định thiếu suy nghĩ này chắc chắn sẽ làm giảm số du khách ở Phố cổ, gây thiệt hại cho các nhà hàng, quán bar và nhiều loại hình kinh doanh du lịch khác”.

Nhiều du khách đang có ý định đến Hội An đã tỏ ra phân vân về việc có nên đến đây hay không. Một du khách Mỹ nói: “Mọi người giờ sẽ không vào Phố cổ để ăn tối nữa vì phí visa cao là đã quá đủ rồi. Hy vọng rằng họ sẽ bỏ ý tưởng này trước khi chúng tôi tới vào tháng Năm. Đây là một cách khác để kiếm tiền từ khách du lịch muốn đến đất nước của họ. Họ có thu phí trẻ con không?”.

Du khách có nickname Jan T thì nói: “ Tôi đã rời Hội An ngày hôm qua, sớm hơn 2 ngày so với dự định cũng vì lý do này. Tôi quá mệt mỏi với việc bị chặn lại và đòi tiền khi đi trong Phố cổ”.

Một du khách viết: "Trong 7 năm qua, mỗi năm, tôi đều thăm Việt Nam và Hội An, và vài năm gần đây chúng tôi đã biết rằng một điều gì đó như thế này sẽ xảy ra. Chúng tôi mong rằng chính quyền Việt Nam đủ khôn khéo để không giết chết con gà đẻ trứng vàng này...

Là những khách du lịch bình thường, chúng tôi  sẽ không trả những khoản phí, thuế vô lý. Hội An không đặc biệt đến vậy, Cố đô Huế cũng không thu phí như thế. Tại sao tôi lại phải bỏ ra 120 nghìn chỉ để ăn một bát Mì Quảng ở trong chợ với giá 20 nghìn? Thật vô lý. Có nhiều điểm đến thú vị khác ở đất nước tuyệt vời này và chúng tôi sẽ đến những nơi đó thay vì Hội An.

Tôi rất tiếc cho các loại hình kinh doanh tại Phố cổ, tôi sẽ chẳng uống ở quán Before&Now nữa, không ăn ở nhà hàng Miss Vy, không mua Cơm gà của cửa hàng Bà Buội, không ăn  bánh mì ở những tiệm nhỏ trong chợ nữa.  Tôi hy vọng rằng chính quyền địa phương sẽ nhận ra được điều này trước khi khoản phí trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu phố tuyệt với này”.

 

Nguồn: 24h.com.vn
Read more…

Campuchia những ngày tháng Tư

10:36 CH |

Từ Siem Reap đi Phnom Penh chỉ có một con đường độc đạo, và không biết có phải vì đường khá tệ, thêm vào đó là tâm lý nôn nao ngóng đợi mà chặng đường 314 km xa lắc xa lơ, đi hoài không tới

Campuchia những ngày tháng Tư - 1

 

Quang cảnh chụp bên đường

 

Chúng tôi khởi hành từ sớm, khi trời còn nhạt nắng. Xe ra khỏi thành phố, mở ra quang cảnh nông thôn thoáng rộng nhưng thưa thớt, vắng vẻ. Xe chạy càng xa Siem Reap, đường sá càng trở nên gồ ghề, có những đoạn đường đất đỏ nhấp nhô, xe nghiêng cả một bên, vậy mà bác tài người Campuchia vẫn trông rõ ung dung, chắc tay lái, linh hoạt xoay chuyển làm xe cứ gọi là bon bon trên con đường tiến về thủ đô.

Trời đã gần trưa mà vẫn chưa đến được Phnom Penh, những tiếng bụng reo khe khẽ, cũng tiện may trong hành trình có ghé chợ Skun, hay như du khách Việt Nam vẫn hay gọi là chợ côn trùng, thuộc tỉnh Kampong Cham - quê hương của thủ tướng Hun Sen, cách Siem Reap khoảng 250 km, vừa để mọi người vận động cho giãn xương cốt, vừa cũng nhân dịp lót dạ chút đặc sản địa phương của xứ chùa tháp với cơ man những nhện, dế, cà cuống, bò cạp, ếch ương… rán vàng.

Campuchia những ngày tháng Tư - 2

Cơ man những nhện, dế, cà cuống, bò cạp, ếch ương… rán vàng tại chợ côn trùng, thoạt nhìn có vẻ “rùng rợn” nhưng nếm thử thì quả là rất vừa miệng, cái vị giòn thơm, lại rất ngậy

Mỗi con nhện giá khoảng 2000 riels, tức là khoảng 10.000 đồng. Nhân việc nói chuyện giá cả, ở Campuchia rất thú vị bởi bạn có thể sử dụng xả láng các loại tiền tệ, từ tiền riel của Campuchia, đô-la Mỹ, Úc, Canada, cho đến tiền Việt… chỉ trừ trong các siêu thị hoặc shop lớn mới có quy định cụ thể. Thường tỉ giá ở các khu buôn bán nhỏ, như chợ Skun, 1 riel tương đương 500 đồng, nhưng sau khi đi vào tới thủ đô thì chúng tôi nhận thấy những người bán hàng quy đổi 1 riel khoảng 750 đồng, do vậy tốt hơn bạn nên “thủ” sẵn tiền riel hoặc đô-la Mỹ.

Campuchia những ngày tháng Tư - 3

Ở chợ Skun có rất nhiều cô cậu bé bán hàng rong như thế này

Vừa bước xuống xe, một cô bé con người Campuchia ở đâu chạy lại quây sát tôi và chị đồng nghiệp, toe toét mời mua chuối. Mặc những cái lắc đầu dứt khoát, con bé không tha, cứ nhằng nhẵng bám lấy. Sác-ly, anh hướng dẫn viên người Campuchia gốc Việt khẽ lừ mắt với cô bé, nói mấy câu bằng tiếng Campuchia, có lẽ là quở trách gì đó, sau anh quay sang nói với chúng tôi chỉ hiếm khi ở đất bạn mới xuất hiện đôi ba trường hợp “chai lì” như thế, nếu để ý sẽ thấy ngay ở Siem Reap khi chúng tôi ghé thăm Angkor cũng không bao giờ có tình trạng chèo kéo du khách. Những người bán hàng chỉ đứng đó, cùng lắm là cất tiếng chào, nếu bạn có nhu cầu thì đến xem, có thể mua có thể không, họ luôn tươi cười và nói lời cảm ơn. Campuchia nhỏ bé và lạc hậu hơn đất nước chúng ta, nhưng có lẽ, còn nhiều điều chúng ta phải học tập ở nước bạn, và một trong số đó là cái mà chúng ta gọi là “văn minh du lịch”.

Campuchia những ngày tháng Tư - 4

Có lẽ do điều kiện và công việc gia đình, lũ trẻ ở đây rất dạn dĩ khi tiếp xúc với du khách nước ngoài. Và cũng biết làm điệu nữa!

Vừa thấy anh Sác-ly khuất bóng, con bé ở đâu lại mon men đến bên chúng tôi lân la bắt chuyện làm quen. Con bé rất xinh, nước da nâu giòn và hàng mi cong vút, lém lỉnh nói mấy câu tiếng Việt bằng cái giọng mềm mại ngọng nghịu đến thương. Anh hướng dẫn viên khi thấy tôi “lì xì” cô bé con 1 đồng ( tức 1 đô-la Mỹ) thì có ý nhắc nhở không nên tạo tiền lệ không tốt. Tôi cười xòa và chắc chắn mình không phải “tiền lệ” trong hoàn cảnh này, và dù sao, tôi vẫn thích gọi đó là chi phí hạnh phúc hơn. Ít ra, trước khi xe lăn bánh, cô bé còn đứng tạm biệt chúng tôi, bàn tay nhỏ xíu vẫy lấy vẫy để.

Campuchia những ngày tháng Tư - 5

Đường phố tương đối rộng và sạch sẽ

Campuchia những ngày tháng Tư - 6

Hình ảnh không quá lạ lẫm trên đất nước Campuchia. Ở đây có quy định chỉ cần người lái xe đội mũ bảo hiểm khi giao thông, nhưng đôi khi du khách vẫn bắt gặp hình ảnh "đầu trần cho mát" của người dân

 

Khác với Siem Reap, Phnom Penh đón chúng tôi với cái chất rất “thủ đô”: những con đường nhộn nhịp người xe nhưng sạch sẽ khang trang, xen lẫn những công trình mang âm hưởng của Pháp là những kiến trúc Khmer đặc sắc, và đặc biệt là con sông Chaktomuk giữa lòng thành phố, hay còn gọi là sông bốn mặt, êm ả thuần hậu như chính những con người nơi đây. Nhìn những tòa nhà hiện đại chọc trời ở Phnom Penh, nhớ về cố đô Siem Reap, chúng tôi đều thắc mắc tại sao hiếm, và thật sự là đã không nhìn thấy tòa nhà, khách sạn cao tầng nào ở Siem Reap. Hỏi ra mới vỡ lẽ, theo quy định của kiến trúc tại Siem Reap, các tòa nhà, khách sạn chỉ được xây 3 tầng và không cao hơn ngọn tháp chính của Angkor.

Campuchia những ngày tháng Tư - 7

Chúng tôi dùng cơm trưa tại một quán ăn của người Việt Nam, nhìn đối diện sang con sông Chaktomuk, hay còn gọi là sông bốn mặt - được coi là trái tim của Phnom Penh.

Campuchia những ngày tháng Tư - 8

Ở Campuchia không có taxi, ngoài xe máy và ô tô - vốn được biết đến với giá rẻ hơn xe tay ga ở Việt Nam, thì tuk tuk là phương tiện phổ biến với cả du khách lẫn dân địa phương. Tuy nhiên, để có thể ngã giá với 1 anh tài tuktuk thì khả năng của bạn hẳn không phải hạng thường. Và có thể thấy, một chiếc xe tuk tuk đôi khi "chất" được tới 7, 8 người.

Campuchia những ngày tháng Tư - 9

Một sáng ngày mới đầy hứng khởi

Campuchia những ngày tháng Tư - 10

Sắc trời xanh ngắt điểm xuyết những đám mây bồng bềnh được coi là "đặc sản" của Phnom Penh

Ở Phnom Penh hiện nay dù bùng nổ rất nhiều siêu thị và trung tâm thương mại, nhưng dường như các ngôi chợ truyền thống vẫn là lựa chọn không thể thiếu trong hành trình khám phá nét đặc sắc của thủ đô đất nước Campuchia. Trước khi chia tay xứ chùa tháp, chúng tôi cùng nhau ghé chợ Mới Psar Thmei tranh thủ chọn lựa ít quà xứ người cho mình, cũng là để mang về tặng mọi người. Chợ Mới mang kiến trúc nghệ thuật rất đặc trưng, được xem như một trong những biểu tượng của Phnom Penh. Dọc 2 bên lối vào chợ là những dãy shop bán đồ lưu niệm: bưu thiếp, áo thun in biểu tượng Campuchia, tranh ảnh bằng bạc, đặc biệt là khăn quàng Krama truyền thống. 

Campuchia những ngày tháng Tư - 11

Campuchia những ngày tháng Tư - 12

Lại nói về mua sắm ở Phnom Penh nói riêng cũng như trên đất Campuchia nói chung, trả giá được xem như một nghệ thuật không thể thiếu. Tuy nhiên, ở các khu chợ, đặc biệt như chợ Mới, phần lớn người bán hàng đều có thể nói tiếng Việt, nên du khách mặc nhiên được trả giá tẹt ga, được giá thì bán, không cũng không hề gì, người bán hàng luôn niềm nở tươi cười, kể cả khi bạn xem tới xem lui và chốt lại là... không mua gì. Có lẽ đây là điểm du khách, đặc biệt là du khách phương Tây rất thích ở con người Campuchia - những con người hồn hậu, nhiệt thành và chân thật. 

Campuchia những ngày tháng Tư - 13

Bạn có thể tìm ở chợ bất kỳ món đồ gì, từ các nhu yếu phẩm như tôm cá tươi, khô.... 

Campuchia những ngày tháng Tư - 14

đến đủ các loại vật dụng, trang sức, quần áo, đồ lưu niệm...

Sau những chồng những đống "thu hoạch" được ở khu chợ, trước khi xe lăn bánh đưa chúng tôi ra sân bay quốc tế Phnom Penh để trờ về với Sài Gòn hoa lệ, anh Sác-ly đã giới thiệu với cả đoàn chúng tôi một điểm đến mới ngoài chương trình rất thú vị, như mọi người vẫn nói - Đến Siem Reap mà không tới Angkor cũng như đi Phnom Penh mà không ghé núi Bà Pênh - nơi xuất phát cái tên của thủ đô Campuchia - Phnom Penh lấy từ tên Wat Phnom (Chùa Núi - tên đầy đủ là wat Phnom Daun Penh). Phnom Penh nghĩa là núi Bà Pênh (Daun Penh). Vì cũng không còn nhiều thời gian nên chúng tôi chỉ có thể tạt ngang qua và chiễm ngưỡng ngôi chùa từ phía dưới. Để đi lên tận trong chùa, thường du khách phải mua vé với giá 1 đô, nhưng có một điểm ngộ nghĩnh là sau 5 giờ chiều, mọi người bán vé đều ...đi về hết. 

Campuchia những ngày tháng Tư - 15

Chùa Bà Pênh trong ánh chiều tà. Hầu như tất cả các đền, chùa ở Campuchia đều được xây dựng với các họa tiết, chạm khắc tỉ mỉ và công phu

 

 

 

 

 

Nguồn: 24h.com.vn
Read more…