Home » Archives for tháng 5 2014
- Trang Chủ
- Xã Hội - Chính Trị
- Quốc Phòng - An Ninh
- Giao Dục - Khoa Học
- Y Tế - Sức Khỏe
- Văn Hóa - Thể Thao
- Công Nghệ - Xe
Tin tức, chính trị, xã hội, thể thao, văn hóa tỉnh Nghệ An...
Blog thông tin, tin tức, thể thao, du lịch, Nghệ An, kết nối cộng đồng nghệ an, Xứ Nghệ quê hương tuổi thơ tôi, tin tức Sông Lam Nghệ An
Điều 50. Bộ Luật hình sư quy định về "Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội": Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định. c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác. |
Về việc hàng chục tàu cá của Trung Quốc vây tàu cá Việt Nam và đâm chìm một tàu cá của ta khiến 10 ngư dân gặp nạn ngày 26/5, ông đánh giá thế nào về động thái này của Trung Quốc?
- Quan hệ giữa ngư dân Việt Nam với ngư dân Trung Quốc ở khu vực này đang rất nóng bỏng. Tuy vậy, việc này không phải diễn ra bây giờ mà trước đây đã diễn ra khá thường xuyên. Nhưng trong thời điểm này, Trung Quốc huy động lực lượng tàu cá vỏ sắt kết hợp với các lực lượng tàu khác bảo vệ giàn khoan, rất hung hăng trong hoạt động vì sau họ có các lực lượng khác hỗ trợ, bảo vệ.
Với số lượng đông, họ dễ dàng tấn công tàu cá Việt Nam. Việc làm đó là phi pháp, rất thiếu thiện chí. Chúng ta có thể coi hành động đó là hành động khiêu khích, dùng sức mạnh tấn công ngư dân của ta trên ngư trường quen thuộc của Việt Nam.
Qua vụ việc này cũng như những sự việc tương tự, theo ông việc hỗ trợ, bảo vệ ngư dân của mình trên biển cần được khắc phục ra sao để ngư dân yên tâm bám biển?
- Kiểm ngư của mình mới thành lập nên chưa đủ lực lượng lớn mạnh, còn kiểm ngư của phía Trung Quốc được tổ chức quy củ, thành vùng. Tốt nhất về phía chúng ta, ngư dân ra biển phải tổ chức thành tập đoàn, đội, có chỉ huy và phương án đối phó khi gặp tàu Trung Quốc. Ở nước ngoài, ngư dân người ta thuê các lực lượng bảo vệ khi đi biển (như ở Thái Lan thuê cả không quân, hải quân) nhưng là để tự bảo vệ mình trước cướp biển.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam có nên tiến hành đòi bồi thường đối với Trung Quốc sau những sự việc như thế này, thưa ông?
- Hành động của Trung Quốc như vừa rồi là rất phổ biến, thậm chí còn có hành vi cướp ngư cụ, cá của ngư dân, tịch thu phương tiện truyền thông của ngư dân… Theo luật pháp quốc tế, tôi cho rằng Việt Nam phải yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường trong sự việc này.
Những hành động này dường như thể hiện việc Trung Quốc đang có dấu hiệu ngày càng leo thang trong các hoạt động phi pháp trên Biển Đông?
- Không chỉ tàu cá mà các tàu khác của Trung Quốc cũng đang tấn công tàu của ta. Những việc làm đó của họ đều có kế hoạch trước chứ không phải ngẫu hứng hay vô tình. Thường trong quân sự hay làm bất cứ việc gì đều chia thành các giai đoạn khác nhau.
Như vừa rồi, giai đoạn quyết liệt nhất là Trung Quốc đặt giàn khoan xuống vùng biển Việt Nam nên họ huy động lực lượng rất đông để bảo vệ. Còn giai đoạn này, khi đã định vị được giàn khoan, lực lượng đã vững chắc, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai rộng hơn lực lượng của họ. Mình phải kiên quyết chứ nếu chùn bước là Trung Quốc sẽ lại lấn tới. Như vậy chúng ta càng thêm lo ngại cho ngư dân Việt Nam khi đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa?
- Chính phủ, nhân dân và ngư dân Việt Nam đặc biệt lo ngại trước những hành động ngày càng có dấu hiệu leo thang của phía Trung Quốc. Nhưng với trách nhiệm không chỉ vì mưu sinh mà còn là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ngư dân ta vẫn kiên cường bám biển. Tôi nghĩ ngư dân của mình vẫn sẽ tiếp tục kiên cường bám biển.
Với tư cách ĐBQH, ông muốn gửi gắm thông điệp gì qua những hành động này của phía Trung Quốc?
- Tôi kêu gọi ngư dân Trung Quốc và các lực lượng khác nên kiềm chế, không thực hiện những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế trên biển Đông, đây là những hành động không thể chấp nhận.
Tôi cũng kêu gọi ngư dân của ta một mặt kiềm chế trước những hành vi khiêu khích của Trung Quốc, mặt khác cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những va chạm với tàu Trung Quốc tránh tổn thất. Còn với lực lượng chấp pháp của Việt Nam, ngoài việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, họ cũng có trách nhiệm bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản trên biển, kiểm soát việc đấu tranh thực thi luật pháp trên biển.
Ông đánh giá thế nào về động thái Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tới để trao công hàm phản đối việc tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam?
- Về đấu tranh ngoại giao, tôi cho việc làm này là rất cần thiết để tỏ thái độ kiên quyết của Chính phủ chúng ta với những hành động của Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
Trước đó, trả lời báo chí, Chánh Thanh tra Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết: thời gian qua, lực lượng thanh tra giao thông (TTGT) gặp không ít khó khăn khi ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Thậm chí, nhiều cán bộ đã bị người vi phạm chống đối, gây tổn thương sức khỏe. “Việc trang bị công cụ hỗ trợ (CCHT) cho TTGT là cần thiết để có thể ngăn chặn kịp thời các hành vi chống đối, vi phạm nguy hiểm” , ông Huyện nhìn nhận. Từ thực tế đó, Bộ GTVT đã đề xuất cho phép lực lượng TTGT được trang bị hàng loạt CCHT như: các loại súng bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, pháo hiệu; các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê; các loại dùi cui điện, cao su… Người được giao sử dụng CCHT là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành GTVT, gồm: thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra. Thủ trưởng các cơ quan: Thanh tra Bộ GTVT, Cục Hàng hải, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, sở GTVT địa phương, Cục Hàng không… có trách nhiệm giao CCHT cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ. T Theo dự thảo, người được giao sử dụng CCHT phải thực hiện đúng quy định tại điều 33 Pháp lệnh 16/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và CCHT. Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết trước khi xây dựng dự thảo thông tư này, Bộ GTVT đã xin ý kiến của Bộ Công an và được đồng ý, chấp thuận về chủ trương. “Đại diện 2 bộ đã đi khảo sát tình hình thực tế trước khi xây dựng dự thảo này. Ở những thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, số lượng phương tiện tham gia giao thông cao, các vi phạm cũng hết sức đa dạng nên vai trò của TTGT ngày càng lớn, cần trang bị CCHT để cùng với lực lượng CSGT kiểm soát tình hình tốt hơn”, ông Huyện giải thích. |
"Bầu" Kiên tức Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, ở phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về nhiều tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Trốn thuế" và "Kinh doanh trái phép". Trước khi phiên xử diễn ra, nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo đã đưa ra đề nghị hoãn tòa với lý do chờ phiên xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như kết thúc. Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) là người đã chiếm đoạt tiền mà Lý Xuân Hải chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank. Trong việc này có trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải. Cùng bị đưa ra xét xử với bầu Kiên còn có ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Có 2 người khác bị khởi tố, truy tố bổ sung về tội "Cố ý làm trái..." là ông Phạm Trung Cang (cựu Phó Chủ tịch ngân hàng Á Châu - ACB) và Huỳnh Quang Tuấn (cựu thành viên thường trực HĐQT của ACB). Cáo trạng vụ án từng được hoàn tất gửi đến TAND TP. Hà Nội nhưng đã bị trả lại và điều tra bổ sung thêm 2 người này. Từ ngày 22/3/2010, ngân hàng ACB và ông Nguyễn Đức Kiên có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Từ tháng 6 đến 9/2011, ông Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc ngân hàng Á Châu) đã chỉ đạo ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbanhk. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) chiếm đoạt. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải. |
Ngày 14/5, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildiz cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng tại một mỏ than ở nước này đã lên tới 201 người, trong khi vẫn còn hàng trăm công nhân mắc kẹt bên dưới hầm lò.
Mặc dù đã liên tục bơm dưỡng khí xuống hầm, song lực lượng cứu hộ đang mất dần hy vọng trong việc tiếp cận được với hơn 200 thợ mỏ vẫn đang mắc kẹt ở độ sâu gần 500 mét dưới mặt đất.
Hiện trường ngổn ngang tại khu mỏ bị nổ
Hàng chục xe cứu thương tập trung tại hiện trường
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực để giải cứu công nhân mắc kẹt
Một công nhân được giải cứu khỏi khu mỏ
Ông Yildiz cho biết có tổng cộng 787 công nhân đang làm việc trong mỏ than Soma thì vụ nổ bất ngờ xảy ra. Chỉ có khoảng 363 người được giải cứu cho đến thời điểm này.
Ông này nói rằng đa số nạn nhân thiệt mạng vì bị ngộ độc khí CO trong thảm họa khai mỏ tồi tệ nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Yildiz, vụ nổ xảy ra do khí metan tích tụ trong lò bốc cháy sau một sự cố chập điện. Lực lượng cứu hộ cho biết lửa vẫn bốc cháy dữ dội bên trong hầm lò trong suốt nhiều giờ sau vụ nổ, khiến nguồn dưỡng khí cho những người mắc kẹt cạn kiệt nhanh chóng.
Một công nhân may mắn thoát chết trong vụ nổ
Nhiều người có biểu hiện ngộ độc khí CO
Lực lượng cứu hộ, y tế khẩn trương cấp cứu người bị nạn
Công ty Soma Komur Isletmeleric sở hữu mỏ than Soma cho biết vụ nổ xảy ra mặc dù “các biện pháp an toàn cao nhất và kiểm soát liên tục đã được áp dụng”, và nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu điều tra nguyên nhân vụ nổ.
Suốt cả đêm qua, hàng trăm người thân của các thợ mỏ đã tập trung tại hiện trường vụ nổ và cùng nhau reo hò mỗi khi lực lượng cứu hộ đưa được một công nhân ra ngoài. Hàng chục chiếc xe cứu thương cũng liên tục chuyển những người bị thương và thi thể nạn nhân thiệt mạng đến bệnh viện.
Thi thể một nạn nhân thiệt mạng được tìm thấy
Hiện vẫn còn hơn 200 người mắc kẹt ở độ sâu gần 500 mét
Người thân của công nhân lo lắng chờ đợi tin tức
Những người phụ nữ có chồng, cha đang mắc kẹt bên dưới hầm mỏ đã tập trung cầu nguyện cho những người thân yêu được trở về an toàn.
Tai nạn khai mỏ vẫn thường xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các điều kiện đảm bảo an toàn lao động nhiều khi rất lỏng lẻo. Năm 1992, một vụ nổ lớn tại một mỏ than ở thành phố cảng Zonguldak đã khiến 263 thợ mỏ thiệt mạng.
Video hiện trường vụ nổ mỏ than Soma:
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình
|
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM): Hành vi kích động, phá hoại sẽ bị xử lý hình sự
Hành động đó đã vô tình làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư kinh tế của các nước đến với Việt Nam vì lo sợ vấn đề an ninh. Các công nhân cũng đã vô tình tự tước đi công ăn việc làm đã nuôi sống bản thân mình hằng ngày và quan trọng hơn hết là tình thần yêu nước chính đáng của họ đã và đang bị những phần tử xấu lợi dụng và kích động nhằm đạt những mục đích của họ. Theo quy định của pháp luật hình sự, với các hành vi kích động, phá hoại, rất có thể có nhiều công nhân sẽ bị xử lí hình sự theo các tội danh "Gây rối trật tự công cộng" theo điều 245 BLHS có khung hình phạt từ 2-7 năm tù hoặc tội "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" có khung hình phạt cao nhất 12 năm - tù chung thân nếu gây thiệt hại có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. |
Hôm nay, nhóm phóng viên VTV đã có mặt tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, gần khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Từ sáng hôm nay (14/5), mặc dù tàu Cảnh biển Biển của Việt Nam 8003 đã phát loa công suất lớn nhằm tuyên truyền về hành vi xâm phạm trái phép này, tuy nhiên, chiếc tàu của Trung Quốc vẫn cố tình và ngang nhiên ngăn chặn và có những hành động xua đuổi chiếc tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngay trong sáng nay, vào lúc 7h, tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 đã phát hiện một tàu quân sự Trung Quốc nằm cách đó khoảng 7,4 km. Sau đó, trên đường tiếp cận vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam đã bị nhiều tàu cảnh sát biển Trung quốc bám theo, ép sát rồi cắt ngang mũi tàu. Trước những hành động uy hiếp hung hăng, chỉ huy tàu đã có những sự chỉ đạo khôn khéo, bình tĩnh nhằm tránh xảy ra những va chạm đáng tiếc.
Đặc biệt, vào lúc 8h50, khi cách vị trái đặt giàn khoan trái phép khoảng 7 hải lý (tức 13km) chúng ta cũng đã phát hiện một máy bay trinh sát của Trung Quốc bay trên tàu 8003. Trước tình hình này, Ban tác chiến đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá tình hình, lên phương án phòng tránh, đảm bảo thực hiện tốt phương châm, đối sách của Việt Nam là giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực.
"Quả đấm thép" CSB 8001 vươn ra biển lớn, tiếp cận giàn khoan trái phép HD 981
Trung tá Phan Duy Cường - Trợ lý tác chiến, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết: “Máy bay hôm nay là máy bay cánh bằng, hôm trước đã xuất hiện trên không phận tàu 8003 là 3 ngày. Chúng tôi quan sát máy bay này có số hiệu 8321, thường lượn trên không phận của cảnh sát biển, với độ cao thấp nhất là 350m vào cao nhất là 800m. Mỗi lần lượn như thế là khoảng 2 - 3 vòng”.
Còn trong chiều nay, vào lúc 14h35, Cảnh sát Biển Việt Nam đã phát hiện ra 4 tàu quân sự của Trung Quốc, trong đó có 2 tàu đổ bộ mang số hiệu 998 và 999 nằm cách tàu Cảnh sát Biển Việt Nam 8003 2,5 và 2,2 hải lý; 2 tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh cách tàu 8003 4,6 và 4,5 hải lý.
Theo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trong ngày hôm qua và hôm nay, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã thay đổi phương thức với động thái ngăn cản tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngay từ vòng ngoài, thay vì chờ tàu Việt Nam đến gần khu vực đặt giàn khoan trái phép mới uy hiếp như những ngày trước. Còn khi đến gần, tàu của cảnh sát biển Việt Nam đã bị nhiều tàu Trung Quốc chặn đầu, chặn đuôi và 2 bên mạn.
Cho đến thời điểm này, các hoạt động của ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa vẫn diễn ra bình thường nhờ có sự hỗ trợ, bảo đảm an toàn của các tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm ngư Việt Nam đang có mặt.
Hôm nay (14/5), trả lời báo chí, Trung tướng Tô Lâm, Thứ Trưởng Bộ Công an cho biết đã có hàng chục chiến sỹ công an bị thương khi làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản, bắt giữ các đối tượng lợi dụng biểu tình để gây rối tại Bình Dương.
Theo Trung tướng Tô Lâm, rất may không có người nào thiệt mạng (tính chung cả chiến sỹ, lực lượng gây rối và các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài…). Trung tướng nhận định, các đối tượng bị bắt đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, có dấu hiệu của hành vi hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…
Theo thông tin mà chúng tôi nắm được, tính đến tối 14/5, đã có hơn 600 đối tượng gây rối, phạm pháp hình sự bị bắt giữ ở khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó, Bình Dương bắt hơn 400 người, TP.HCM bắt hơn 100 người, Đồng Nai bắt gần 100 người.
Tuần hành đập phá công ty nước ngoài tại Đồng Nai
Hôm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã ra lời kêu gọi công nhân cả nước bình tĩnh. Hành động gây rối, đập phá nhà xưởng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư, hình ảnh đất nước.
Đến tối 14/5, chúng tôi ghi nhận ở Bình Dương tình hình đã lắng dịu. Những đợt người “đi bão” thưa thớt hơn. Lực lượng Công an tỉnh Bình Dương và Bộ Công an tiếp tục chốt chặn, túc trực bảo vệ tại các nhà máy lớn của Trung Quốc, Đài Loan.
Một người quản lý nhà máy ở KCN Việt Nam Singapore nói: “Nhiều công nhân đã nhận ra hành động đập phá nhà máy cũng chính là đập phá chén cơm của chính mình.”.
Vợ chồng hết hiếm muộn sau khi nhận con nuôi
Trước khi đón Thau về làm con nuôi, bà Vàng vẫn chưa sinh được cho ông Đạc người con nào. Lạ thay, sau khi Thau sống trong gia đình ông Đạc một thời gian, bà Vàng liên tiếp có tin vui và sinh cho ông Đạc những người con mạnh khỏe. |